Tin tức 24h, chia sẻ thông tin đời sống hàng ngày

 

Sau 2 thập kỷ, những nỗi đau từ sự kiện ngày 11/9/2001 vẫn chưa nguôi ngoai nhưng người Mỹ đã biết cách sống tích cực và ý nghĩa hơn.

Ngày 11/9/2021, chính thức tròn 20 năm kể từ thời điểm nước Mỹ bị ảnh hưởng từ một sự kiện kinh hoàng. Ngần đó thời gian đã trôi qua, thế nhưng những nỗi đau, mất mát thuộc về quá khứ còn hiện hữu.

Sự kiện có quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời từ học giả Brian Michael Jenkins thuộc tổ chức nghiên cứu RAND cho biết: "Đó là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Xét về quy mô, nó là sự kiện lớn nhất của một lực lượng nước ngoài trên đất Mỹ". Vào ngày 11/9/2001, 19 người của một tổ chức đã chiếm 4 máy bay thương mại của 2 hãng hàng không thuộc United Airlines và American Airlines.

Sau đó, 2 chiếc chuyên cơ đã lần lượt khiến 2 tòa tháp đôi tại Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, cùng toàn bộ 7 tòa nhà xung quanh sụp đổ. Khu vực Lầu Năm Góc và Thủ đô Washington D.C cũng xảy ra vấn đề khiến nhiều người trở tay không kịp, chìm trong biển lửa. Chiếc boeing mang số hiệu 757 còn lại thì rơi tự do tại khu vực Shanksville, bang Pennsylvania khi các hành khách cố gắng chống lại những kẻ xấu.

Những nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai

"Tất cả đột nhiên giống như một tiếng ồn lớn đang hút vào từ khoảng không, theo sau đó là một tiếng gầm và một vụ nổ. Chúng tôi loạng choạng không hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi bị đập xuống đất như một con bọ. Mọi thứ trở nên tối sầm. Một lúc sau, tôi bắt đầu ngửi thấy mùi khói và nhận ra, may rồi! Tôi còn sống" - Báo VTV kể lại dòng ký ức khó phai của ông Tom Canavan, nhân chứng có mặt tại tầng 47 của tháp Bắc thuộc Trung tâm thương mại thế giới.

Ở thời điểm đó, điều duy nhất ông nghĩ đến là hình ảnh đứa con 3 tuổi cùng người vợ đang mang thai của mình. Sau khi tiếng nổ kết thúc, ông cùng một người khác vẫn còn sống nhờ một bức tường đổ nghiêng che chắn. Thế nhưng, hàng trăm người đồng nghiệp khác của Tom lại không may mắn như vậy.

Giống như Tom, bà Désirée Bouchat sẽ mãi mãi không bao giờ quên được ân nhân đã cứu mình ra khỏi đống đổ nát. Cứ vào ngày 11/9 hằng năm, bà lại nhớ tới James Patrick Berger - "siêu anh hùng" đã đưa Bouchat cùng một số nhân viên khác ra thang máy. Sau đó, anh ta trở ngược vào kiểm tra để xác định rằng không ai bị bỏ sót lại. Thế nhưng, đó cũng là khoảnh khắc "người hùng" ra đi, khi một chiếc máy bay lao thẳng vào tòa tháp Nam.

"Cảm giác như nó mới xảy ra ngày hôm qua" - bà thổ lộ khi nhắc về nỗi đau tinh thần mà bản thân dành cả đời để quên nhưng không được. Đó cũng chính là động lực giúp Bouchat trở thành một hướng dẫn viên của Bảo tàng Kỷ niệm ngày 11/9, như một cách để tri ân người quá cố.

Hơn 40% nạn nhân vẫn chưa được xác định danh tính

Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), sự việc này đã tước đi mạng sống của 2.976 người. Trong đó, chỉ tính riêng khu phức hợp WTC là 2.752 người, với gần một nửa trong số này vẫn chưa được nhận dạng đến tận hôm nay. Chỉ vài ngày trước khi lễ kỷ niệm 20 năm diễn ra sự kiện đặc biệt này, cơ quan chức năng nước Mỹ vẫn miệt mài đi xác minh danh tính của các nạn nhân.

Sau ngày 11/9/2001, toàn nước Mỹ đã thay đổi, trong cả vấn đề kiểm soát an ninh hàng không và nhân quan sinh về cuộc sống. Trước đó, một số người Mỹ chỉ biết đến công việc, khi sống sót sau sự kiện đó, họ trở nên yêu đời và biết trân trọng bản thân hơn. 

"Nó gần giống như khi bạn được tái sinh... Khi biết rằng bạn còn sống và bạn vẫn còn một cơ hội để sống, và đây là cơ hội để bạn làm điều gì đó" - Ông Bruce Stephan, một người sống sót sau ngày 11/9/2001 chia sẻ.

Một số người chuyển về quê để được "sống chậm", vài nhân chứng khác thì quyết định viết sách nhằm truyền cảm hứng cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân đều có cách riêng để trân trọng, sống một cuộc đời ý nghĩa cho bản thân. Đó là một điều đáng mừng, để xóa bớt những tổn thương tinh thần và thể xác còn đọng lại sau 2 thập kỉ.

TỔNG THỐNG JOE BIDEN CÙNG VỢ ĐI THĂM 3 ĐỊA ĐIỂM TƯỞNG NHỚ SỰ KIỆN 11/9/2001

Đầu tháng 9 năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng phu nhân đến thăm 3 địa điểm chịu tổn thất trong sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001. Hành động này chính là lời tri ân sâu sắc đến những người đã khuất, đồng thời khép lại những nỗi đau xuyên suốt trong thời gian qua.

Theo lịch trình, ông Biden và Đệ nhất Phu nhân Jill Biden sẽ đến thăm thành phố New York, nơi hai chiếc máy bay đã tiến vào hai tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới và khiến hàng nghìn người ra đi. Sau đó, ông sẽ đến Lầu Năm Góc ở thành phố Arlington, bang Virginia, nơi chiếc máy bay thứ ba rơi xuống. Điểm cuối cùng, vợ chồng ông Biden ghé thăm sẽ là thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania, nơi hành khách trên chiếc máy bay thứ tư đã dũng cảm hi sinh.


Khoảnh khắc chiếc máy bay va chạm với tòa WTC 2. (Ảnh: Reuters)

Khoảnh khắc người Mỹ đau đớn trước hiện thực tàn khốc. (Ảnh: AP)

Hiện trường nơi những hành khách trên boeing mang số hiệu 757 dũng cảm hi sinh. (Ảnh: VTV)

Đống đổ nát tại Trung tâm mua sắm, kinh tế bậc nhất nước Mỹ sau sự kiện trên. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Lực lượng cứu hỏa cố gắng hết sức để đưa người gặp nạn đến nơi an toàn. (Ảnh: Reuters)

Những người ra đi trong ngày 11 tháng 9 năm 2001 được khắc tên tại Đài tưởng niệm. (Ảnh: VTV)

Mỗi năm, người Mỹ vẫn đến Đài tưởng niệm về nhớ về những người đã khuất. (Ảnh: Reuters)