Tin tức 24h, chia sẻ thông tin đời sống hàng ngày
Sau 4 đợt giãn cách xã hội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, từ 6h ngày 21/9, thành phố bỏ nguyên tắc phân vùng chống dịch đồng thời người dân di chuyển trên địa bàn thành phố không cần giấy đi đường...
![]() |
Tuy nhiên nhiều người dân lại tìm cách vượt rào, đi lại giữa "vùng xanh" và "vùng đỏ" để trao đổi mua bán thực phẩm, hàng hóa bất chấp quy định phòng chống dịch. |
![]() |
Từ 12 giờ ngày 16/9, với các địa bàn quận, huyện tại Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9 của Chủ tịch UBND thành phố, hiệu lực từ 6/9), được phép hoạt động trở lại: cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập. Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, có 19 quận, huyện không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hoà, Tây Hồ. |
![]() |
Ngày 9/8, Hà Nội tiếp tục siết chặt việc kiểm soát người ra đường. Ngoài giấy đi đường và giấy tờ tùy thân, người dân phải có thêm giấy phân công nhiệm vụ, lịch, ca trực của đơn vị. Nhiều chốt kiểm soát tại nội đô trở nên ùn ứ các phương tiện dừng chờ kiểm tra.
Tuy nhiên đến ngày 10/8, Hà Nội lại ra văn bản điều chỉnh tránh gây phức tạp trong công việc kiểm tra giấy tờ đi đường của người dân. |
![]() |
Trong thời gian giãn cách xã hội, tại điểm chốt kiểm soát kiểm tra lý do ra đường xuất hiện nhiều "quái xế" tăng ga bỏ chạy, quay đầu khi gặp lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe. |
![]() |
Chiều 3/9, Hà Nội bắt đầu cấp giấy đi đường mới có nhận diện QR Code. Công an Hà Nội cho biết, có 6 nhóm đối tượng dự kiến được cấp giấy đi đường. Tùy theo phân nhóm, thẩm quyền cấp giấy đi đường thuộc công an thành phố; công an phường, xã, thị trấn.
Ngày 5/9, Công an Hà Nội ra văn bản hướng dẫn, phân cấp cụ thể về thẩm quyền cấp giấy đi đường, điều chỉnh lại so với dự kiến ban đầu. Trong đó, nhóm các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nhà nước… thẩm quyền cấp giấy đi đường được điều chỉnh như cũ, do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp. Tối 5/9, Hà Nội ra thông báo trong 2 ngày 6 và 7/9, các lực lượng chức năng chưa xử phạt nếu người đi đường không có giấy đi đường theo quy định mới. Tới chiều tối 7/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, xem xét hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến. |
![]() |
Để kiểm soát việc ra vào "vùng đỏ", lực lượng chức năng đã thiết lập rào chắn tại các đường dẫn lên cầu Chương Dương, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên tại hai lối đi chính trên đường Trần Nhật Duật để giám sát việc sử dụng giấy đi đường, xử lý nghiêm trường hợp ra đường không có lý do, vi phạm giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, để né tránh, rất nhiều phương tiện chọn cách đi ngược chiều đường xuống theo hướng từ bên quận Long Biên về quận Hoàn Kiếm để tránh bị lực lượng chức năng kiểm soát. |
![]() |
Đồng thời sẽ tiếp tục duy trì 22 chốt cửa ngõ thành phố, 33 chốt ở các đường ngang lối mở, đảm bảo kiểm soát được người, phương tiện ra vào Thủ đô, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào thành phố. |
![]() |
Chủ động, an toàn với COVID-19: Chiều 20/9, trao đổi tại hội nghị thông tin báo chí về công tác phòng chống COVID-19, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, sau ngày 21/9, việc nới lỏng một số hoạt động vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.
“Với dịch bệnh, Hà Nội xác định không thể nói trước được điều gì, vì thành phố vẫn còn nguy cơ. Hiện thành phố vẫn còn F0 ngoài cộng đồng, do xét nghiệm 2 - 3 ngày/lần phát hiện ra. Chúng ta phải chung sống một cách chủ động, an toàn với COVID-19”, ông Phong nói |
![]() |
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết, nguy cơ với Hà Nội phải đặt chung trong bối cảnh với các địa phương khác, nguồn bệnh lây từ bên ngoài vào vẫn rất cao. Chỉ thị mới do UBND thành phố ban hành sẽ cho 2 tuần tiếp theo, nhưng căn cứ vào thực tiễn thành phố có thể sẽ điều chỉnh linh hoạt.
“Một nguy cơ mà chúng tôi đánh giá sẽ rất khó khăn là tinh thần, tư tưởng chủ quan của người dân, như lò xo bị nén suốt mấy tháng nay, khi mở ra rất dễ quá đà trong khi nguy cơ vẫn rất cao. Kết quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn”, ông Phong nói. |
![]() |
Theo đó, hiện Hà Nội đã tiêm được 94,2% mũi 1 với người trên 18 tuổi, nhưng trạng thái thành phố vẫn chưa thể về “bình thường mới”, vì mũi 2 mới đạt tỷ lệ 12%. Trong khi Bộ Y tế quy định, muốn trở về “bình thường mới”, phải trên 70% mũi 1 và trên 20% mũi 2.
Ông Phong cho biết, trên cơ sở lượng vắc xin phân bổ của Bộ Y tế, thành phố phấn đấu tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho người dân thành phố theo kế hoạch. "Phấn đấu phủ mũi 2 cho toàn dân vào nửa đầu tháng 11. Trên cơ sở đó tính toán cho các cháu quay trở lại học tập", ông Phong nói
Theo tienphong